aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa_5
VIET PAVILION
Địa điểm : Ninh Khánh- Ninh Bình – Việt Nam
Kiến trúc sư chủ trì : Tạ Tiến Vĩnh , Chương Tuấn Chung
Nhóm thiết kế : Nguyễn Thị Thu Phương , Vũ Nam Sơn , Bùi Huy Toàn , Nguyễn Hoàng Hải , Vũ Thị Quỳnh Giao , Lê Thanh Hà , Đỗ Thọ Hà , Vũ Xuân Hải , Phạm Văn Kiên
Nhà Thầu Chính : Tân Trương Thành
Quản lí dự án : Nguyễn Thượng Đỉnh
Home Decor: Lava VN.,jsc
Diện tích: 432 m2
Năm thiết kế: 2013
Nhiếp ảnh gia : Lê Anh Đức
Dự án được xây dưng tại Ninh Bình – Cố đô của Việt Nam - Nơi tôn giáo rất đa dạng và phức tạp. Đặc biệt có sự tồn tại song song, thậm trí pha trộn giữa Đạo Phật và Thiên Chúa Giáo (phương tây và phương đông). Một đô thị với nhiều phong cách kiến trúc phức tạp đã thúc đấy chúng tôi, tiếp cận trên khía cạnh “dân tộc” và bản sắc của địa phương, chúng tôi định nghĩa nó như một không gian văn hóa. Vừa để giao lưu, vừa để hoài niệm và vừa để kinh doanh các dịch vụ….
Công trình được hình thành bởi một loạt các vách tường xây bằng đá (Đá được lấy từ địa phương, được những người dân tại địa phương xây dựng theo cách truyền thống. Những bức tường có chiều dày 70cm được tổ hợp, sắp đặt để tạo ra những không gian kiến trúc tương phản với nhau: Đóng - Mở, Trong - Ngoài, Cũ - Mới, Mềm mại -Thô nháp...Trong những không gian rỗng chúng tôi “thả” vào những khối kiến trúc đặc và trong những khối đặc lại là những không gian rỗng. Những không gian rỗng này tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên để cho Nắng, Mưa, Gió “đi vào” trong nhà và tất nhiên nó rất thân thiện với môi trường, mang đậm tính nhiệt đới và truyền thống. Công trình được chia thành các không gian độc lập có thể tiếp cận từ sảnh chính; mỗi không gian này cho người sử dụng một cảm giác khác nhau. Những không gian này được lấy ý niệm từ những không gian truyền thống của người Miền Bắc- Việt Nam:
- Đình làng– Đây là không gian thường được đặt một chiếc trống Trước khi khai hội họ thường đánh một hồi trống để mọi người thực hiện một số nghi lễ, sau đó các hoạt động lễ hội, giải trí kéo dài trong suốt kỳ lễ hội.
- Ao làng – Là một không gian công cộng mà người Việt Nam xưa thường để lấy nước cho sinh hoạt + tắm, giặt giũ và thường những ao làng này có rất nhiều Bèo.
- Không gian hiên – ngồi thư giãn, hóng mát, tiếp khách, ngủ vào buổi trưa.
- Một không gian cho hát, sinh hoạt văn nghệ
- Một lò gạch cũ để tái hiện lại một phần làng quê Việt Nam, những lò gạch nung này đã từng là nơi cung cấp vật liệu xây dựng chủ yếu cho người dân xây nhà. Hiện tại nó đang dần bị biến mất, đối với nhiều người Việt Nam cao tuổi nó chỉ còn là những kỷ niệm.
It is easy to build a new urban which is beautiful, comfortable, spacious, and airy. However, it is not easy to create the spirit-inspiring place, especially in Vietnam where new urban are currently blooming, rather like each other and duplicate a lot of French classical architecture.
A 700-metre-square plot located in one urban area and the owner is a youth. Behind the wheels of hurried life, it is time for him to contemplate what he needs ... He wants a eminently-local and indigenous-nuances space. The project is located in Vietnam's ancient capital - Ninh Binh province where religion is diverse and complex, especially there is a parallel existence, even mix, of Buddhist and Christian (the West and the East). Faced an urban with complex architectures style, we are actuated to approach the design in terms of "nation" and “local identity” which we define as a cultural space. The place is for communicating, thinking of past, and also conducting business.
The work is formed by a series of stone walls (stone is taken from local area, built by local people in traditional way). The 70-cm-thick walls are combined to create architectural contrasting spaces: Close - Open, Inside - Outside, Old - New, Soft - Rough. In the hollow space, we "drop" into the block and vice versa. By the hollow space, natural elements such as sunning, raining, winding directly enter the house. This way makes the house become environmentally friendly with typically tropical and traditional characters. The house is divided into the independent spaces which can be accessed from the main lobby and each space brings the owner different feeling. The space concepts are taken from traditional space of Northern Vietnam:
- A Village Pagoda - It often has a drum. Before starting the village fair, people often beat a drum to perform some rituals, and then the festival entertainment activities happen.
- A Village Pond – It is a public space where, in the past, the Vietnamese often come to get water for daily activities, take a bath, get laundry. These village ponds usually have a lot water-fern.
- A Front Yard – It is for relaxing, taking the air, receiving guests, taking a nap.
- A space for singing and entertainment activities.
- An old brick fireplace – It will help people to remind a part of village in Vietnam. The old brick fireplace has been providing mainly building materials for people. It is now gradually disappearing, and for many Vietnamese elderly, it is only in memory.